NGUYÊN LÝ CỦA IN LỤA TRONG IN ẤN

21/10/2022
Tin tức

In lụa là một trong những kỹ thuật in phổ biến nhất hiện nay tuy nhiên không phải ai cũng hiểu rõ về quy trình cũng như kỹ thuật của phương pháp in này. Trong bài viết dưới đây, PHÚC LỘC AN sẽ cung cấp đến các bạn những thông tin về nguyên lý của in lụa trong in ấn hiện nay.

In lụa 1
NGUYÊN LÝ CỦA IN LỤA TRONG IN ẤN 

 

1. In lụa là gì ?

In lụa hay còn được gọi là in lưới là một dạng trong kỹ thuật in ấn được sử dụng để in rất nhiều loại sản phẩm như: In thiệp cưới, in áo, in tranh, in túi vải…

 

Sở dĩ có cái tên in lụa là do khi mới hình thành kỹ thuật in này thì bản lưới của khuôn in làm bằng tơ lụa; cho tới nay bản lưới khuôn in được thay thế bằng rất nhiều các vật liệu khác nhau có thể là trên các chất liệu vải ,vải bông, vải sợi hóa học, vải cotton… hoặc lưới kim loại để làm thì kỹ thuật in lụa có thêm tên gọi mới là in lưới.

 

In lụa 2
Khuôn in được thay thế bằng kim loại để làm thì kỹ thuật in lụa

 

2. Kỹ thuật tách màu in lụa

Thông thường, kỹ thuật in lụa sử dụng những phương pháp tách màu cơ bản như: kỹ thuật tách màu in lụa trong photoshop, kỹ thuật tách màu in lụa trong corel, kỹ thuật tách màu in lụa trong Illustrator.

 

Phương pháp in tách màu cho in lụa được áp dụng cho nhiều loại hình khác nhau: kỹ thuật in lụa trên áo thun, kỹ thuật in lụa trên vải, kỹ thuật in lụa trên giấy, kỹ thuật in lụa trên nhựa, kỹ thuật in lụa trên kính, kỹ thuật in lụa thiệp cưới, kỹ thuật in lụa chữ nổi.

 

Mặc dù sử dụng nhiều phương pháp khác nhau, tuy nhiên, về cơ bản kỹ thuật tách màu trame in lụa được sử dụng phổ biến theo trình tự sau:

 

  • Mở file muốn tách tram
  • Vào Image >Mode > CMYK Mode để chuyển hình từ hệ màu RGB thành hệ màu CMYK.
  •  Chọn tab Channels > Split Channels để tách các kênh màu của ảnh ra thành từng hình riêng biệt để dể dàng cho việc làm tram.
  • Cách xuất bitmap tram: Chọn Image>Mode>Bitmap… để chuyển ảnh sang dạng bitmap.
  • Thông số tách tram: Nhập số vào ô Frequency trong bảng thông số của Halftone Screen.
  • Xuất hình tách tram: Save hình sau đó in laser trên giấy scan, bạn đã hoàn thành công đoạn tách màu in lụa, có 1 tấm film hoàn chỉnh, sẵn sàng đẻ kéo lụa.
  • Đối với các màu khác, bạn thực hiện tương tự các công đoạn trên.

Kỹ thuật tách màu in lụa là một kỹ thuật khá khó khăn, đòi hỏi chuyên môn kỹ thuật cao. Bất kỳ hình thức in lụa thủ công, in lụa gia công hay in lụa bằng máy đều có thể sử dụng kỹ thuật này. Tuy nhiên, cho dù bức hình của bạn có bao nhiêu màu, bạn cũng phải chuyển về dùng 4 bản lụa, do đó, thuận lợi hơn cho các công đoạn tiếp theo.

 

In lụa 3
Phương pháp in tách màu cho in lụa 

 

>>> XEM THÊM: TẠI SAO NÊN QUẢN LÝ MÀU TRONG IN ẤN

3. Nguyên lý in lụa trong in ấn

 

In lụa dựa trên nguyên lý thấm mực, mực được cho vào lòng khung làm bằng gỗ hoặc hợp kim nhôm được gạt qua bằng một lưỡi dao cao su dưới áp lực của dao gạt chỉ, một phần mực in được thấm qua lưới in một phần lưới in đã được bịt kín bởi các hóa chất chuyên dùng để tạo hình in và in lên vật liệu in đã chuẩn bị trước đó tạo thành hình ảnh hoặc chữ. Ban đầu chúng được in thủ công nhưng sau đó do công nghệ phát triển nên được tự động hóa bằng máy móc.

 

Kỹ thuật này được áp dụng trên rất nhiều vật liệu cần in như: Vải, thủy tinh, mặt đồng hồ, nilon, một số sản phẩm được làm từ kim loại, mica, gỗ hay giấy…Hoặc sử dụng thay cho phương pháp vẽ dưới men trong sản xuất gạch men, đồ gốm sứ… để tạo ra được các sản phẩm thủ công mỹ nghệ hay các sản phẩm dùng hành ngày đặc biệt là các sản phẩm được đưa ra thị trường để kinh doanh.

 

In lụa 4
Nguyên lý in lụa trong in ấn

 

>>> XEM THÊM: BẢN IN POLYMER VÀ ỨNG DỤNG TRONG SẢN XUẤT SẢN PHẨM CẤP THIẾT CHO ĐỜI SỐNG HẰNG NGÀY. BẠN ĐÃ BIẾT?

 

CÔNG TY TNHH PHÚC LỘC AN 

Địa chỉ: 26/6A KP Tân Phước, Tân Bình, Dĩ An, Bình Dương

Email: support@phuclocan.com.vn

Hotline: 0901230033

Điện thoại: 02743636665 - 02743636655

Website: phuclocan.com

MST: 3701643910

Chia sẻ

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Quy trình sản xuất khuôn bế tròn từ a đến z

Khuôn bế tròn mang đến độ chính xác cao và hiệu suất vượt trội trong quá trình sản xuất bao bì. Được thiết kế đặc biệt để tạo ra các đường cắt sắc nét, đảm bảo chất lượng và thẩm mỹ.

Quy trình thiết kế và sản xuất khuôn bế bao bì chi tiết nhất

Khuôn bế bao bì chất lượng cao giúp tạo ra những sản phẩm bao bì đẹp mắt, đồng đều và chuyên nghiệp. Đảm bảo chính xác từng chi tiết, tăng hiệu suất sản xuất và thẩm mỹ cho sản phẩm của bạn.

Bảo quản và sử dụng khuôn bế túi giấy đúng cách để kéo dài tuổi thọ

Khuôn bế túi giấy là công cụ quan trọng để tạo ra những chiếc túi giấy đẹp, đồng đều và chất lượng. Sự chính xác của khuôn giúp đảm bảo sản phẩm hoàn thiện đúng kích thước và mẫu mã yêu cầu.

Vai trò quan trọng của khuôn bế hộp giấy trong ngành sản xuất bao bì

Khuôn bế hộp giấy chuẩn xác giúp tạo ra các sản phẩm đóng gói đẹp mắt và chất lượng. Được thiết kế tỉ mỉ, khuôn bế của chúng tôi đảm bảo sự chính xác và đồng đều trong từng chi tiết.

Sử dụng máy chụp bản polymer chi tiết cho người mới bắt đầu

Máy chụp bản polymer là thiết bị quan trọng trong ngành in ấn, giúp chuyển hình ảnh từ bản thiết kế lên bề mặt polymer một cách chính xác. Đảm bảo chất lượng in ấn cao và tiết kiệm thời gian.

Tìm hiểu về quy trình chế bản polymer chi tiết từ A đến Z

Chế bản polymer là công nghệ in ấn tiên tiến, giúp tạo ra bản in sắc nét, bền bỉ và chất lượng cao. Đáp ứng mọi yêu cầu khắt khe của ngành in ấn hiện đại với độ chính xác và hiệu quả vượt trội.