AI LÀ NGƯỜI ĐÃ PHÁT MINH RA NGHỀ IN?

27/08/2021
Tin tức

Ông là ngưởi đã đặt “dấu mốc” đầu tiên để ngành công nghiệp in ấn bao bì hình thành và phát triển đến ngày nay? Ông là ai? Nếu bạn cũng đang thắc mắc thì hãy cùng chúng tôi tìm hiểu ngay!

Johannes Gutenberg – “Ông Tổ nghề in”

Johannes Gutenberg (1395-1468) được mệnh danh là “Ông Tổ” của nghề in với phát minh về công nghệ in dấu vào khoảng năm 1450. Ông sinh ra và lớn lên ở Đức, là con trong một gia đình thương gia.

Bấy giờ, Johannes Gutenberg tìm hiểu, nghiên cứu và phát minh ra loại hợp kim có thể dùng cho in ấn cùng với mực, máy in và cách cố định chữ in bằng kim loại.

Johannes Gutenberg – “Ông Tổ nghề in”

Johannes Gutenberg – “Ông Tổ nghề in”.

 

Ý tưởng này xuất phát từ niềm đam mê đọc sách của Johannes Gutenberg. Ở thời đại mà ông sống, sách thường được viết bằng tay nên rất khó đọc, một số ít được in bằng phương pháp khắc chữ nhưng rất đắt. Với mong muốn những người nghèo yêu sách như mình có thể dễ dàng hơn trong việc tìm đọc những trang sách hay, ông quyết tâm nghiên cứu để cho ra đời phương pháp in ấn mới.

Để thực hiện được điều đó, Johannes Gutenberg đã trải qua rất nhiều gian nan, vất vả. Sau những lần thử nghiệm bất thành, ông từng có lúc trở thành người rỗng túi và không có lấy một xu để tiếp tục triển khai ý tưởng. Thế nhưng… bằng đam mê và quyết tâm của mình, ông vay tiền từ Fust – một người bạn. Và… một lần nữa ông thất bại khiến Fust mất niềm tin và kiện ông ra tòa. Tòa phân xử cho Fust được tước toàn bộ phân xưởng và máy móc mà Johannes Gutenberg dùng cho các thí nghiệm.

 

Johannes Gutenberg từng phải vay tiền để triển khai ý tưởng

Johannes Gutenberg từng phải vay tiền để triển khai ý tưởng (Ảnh minh họa).

 

Vẫn chưa chịu bỏ cuộc, Johannes Gutenberg tìm đến một người bạn tâm giao khác, được người này giúp đỡ để tiếp tục đam mê. “Trời không phụ lòng người”, ông đã tạo ra được thứ mình muốn. Từ bảng in trên gỗ cứng đến in kim loại với đường nét tinh xảo hơn, Johannes Gutenberg chính thức trở thành “Ông Tổ” nghề in và được nhân loại biết đến, ngợi ca. Ông cũng là người đi tiên phong trong việc in sách Kinh Thánh bằng tiếng La Tinh.

Từ “cột mốc” Johannes Gutenberg đến công nghệ in ấn ngày nay

Kể từ phát minh của Johannes Gutenberg, công nghệ in ấn bắt đầu hình thành, phát triển qua nhiều giai đoạn với những phát minh và cải tiến mới. Đến nay, nó được ứng dụng phổ biến trong in ấn bao bì với nhiều kỹ thuật in, nhiều máy móc hiện đại… Tuy nhiên, mỗi khi nhắc tới người đã phát minh ra nghề in, chúng ta không thể phủ nhận được công lao to lớn cùng những nỗ lực của Johannes Gutenberg. Nhân loại vì thế ghi nhận và ngoại ca Johannes Gutenberg là “Ông Tổ nghề in”.

Chia sẻ

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Các loại khuôn bế thùng carton thông dụng trên thị trường hiện nay

Hiểu rõ các loại khuôn bế thùng carton sẽ giúp bạn chọn sản phẩm phù hợp. Tìm hiểu ngay về đặc điểm từng loại khuôn phổ biến hiện nay.

Cách kiểm tra chất lượng khuôn bế carton trước khi sử dụng

Khuôn bế carton không đạt chuẩn có thể gây ảnh hưởng lớn đến sản phẩm. Khám phá cách kiểm tra chất lượng khuôn trước khi sử dụng để tối ưu quy trình sản xuất.

Khuôn bế hộp giấy và những sai lầm cần tránh khi sử dụng

Khuôn bế hộp giấy là công cụ quan trọng trong ngành bao bì. Tìm hiểu ngay những sai lầm phổ biến khi sử dụng và cách khắc phục để đạt hiệu quả cao nhất.

Ứng dụng máy in phun trong in ấn bao bì Polymer: Đảm bảo chất lượng và hiệu quả sản xuất

Máy in phun trong in ấn bao bì polymer giúp đảm bảo chất lượng in ấn vượt trội, cải thiện hiệu quả sản xuất và tối ưu hóa quy trình in.

Công nghệ máy in phun và tính năng tùy chỉnh mực in cho sản phẩm Polymer

Máy in phun sử dụng công nghệ tiên tiến và tính năng tùy chỉnh mực in, mang lại sự linh hoạt và chính xác cho các sản phẩm polymer, tối ưu hóa chất lượng in ấn.

Lợi ích của máy in phun trong ngành in ấn Polymer: Độ chính xác và độ bền cao

Máy in phun cung cấp độ chính xác cao, độ bền vượt trội, giúp cải thiện chất lượng in ấn polymer và tối ưu hóa quy trình sản xuất, đáp ứng nhu cầu hiện đại.