TỔNG QUAN VỀ GIẤY VÀ MÀNG BAO BÌ

09/10/2021
Tin tức

Giấy in:

Ưu điểm:

  • Thỏa mãn rất nhiều tính chất công nghệ, tính chất tiêu dùng, tính kinh tế,...
  • Mỏng, nhẹ nhưng bền, bề mặt lại tương đối phẳng và láng.
  • Cấu trúc xốp của giấy làm cho nó có khả năng chịu được áp lực đồng thời mực in rất dễ bám lên.
  • Độ trắng của giấy đảm bảo cho chất lượng tái tạo hình ảnh.
  • Khả năng tái sinh tốt.

Nhược điểm:

  • Khả năng thấm hút ẩm của giấy khá lớn.
  • Sự không đồng nhất về cấu trúc.

Tính chất vật lý:

  • Các tính chất cấu trúc: độ dày, định lượng, độ chặt, tính không đồng nhất cấu trúc giấy…
  • Các tính chất quang học: độ trắng, độ đục, độ bóng.
  • Các tính chất bề mặt: Độ không bằng phẳng, độ láng, độ rác,...
  • Các tính chất cơ học: khả năng chịu các lực kéo, nén và uốn cong,...

 

Mối liên hệ chất giấy và ý nghĩa của chúng.

 

Đặc điểm khi in trên giấy:

Bảo quản giấy trước khi in: Nhằm tránh những lỗi in đáng tiếc, cần cẩn thận trong khi di chuyển những cuộn giấy ra khỏi kho. Lõi cuộn giấy cũng cần phải bảo quản tốt để dễ dàng đưa giấy vào đầu vào giấy trong khi in.

Độ ẩm của giấy: lý tưởng ở 5-7% khi có sự chênh lệch lớn giữa độ ẩm giấy và môi trường thì giấy thường bị nhăn. Để hạn chế hiện tượng này, nên thực hiện việc khí hậu hoá giây.

Tính chất bề mặt giấy (độ phẳng): ảnh hưởng rất lớn đến sự tiếp xúc giữa giấy và khuôn in. Do vậy, sẽ trực tiếp ảnh hưởng đến hệ số truyền mực in.

 

Carton gợn sóng:

Phương pháp in Flexo được ứng dụng khá phổ biến để in trên carton gợn sóng.

STT

Tên gọi

Cấu tạo

Đặc điểm

Hình minh họa

1

Sóng 1 mặt

(Single face board)

Một lớp sóng và một lớp phẳng. Sử dụng làm lớp đệm lót, không sử dụng là thùng.

2

Sóng 3 lớp

(Single wall corrugated)

Một lớp sóng xen giữa 2 lớp phẳng Loại được sử dụng phổ biến nhất.

3

Sóng 5 lớp

(corrugated)

Hai lớp sóng xen giữa 3 lớp phẳng. Hai lớp sóng có thể có kiểu (tần số) khác nhau

4

Sóng 7 lớp

(Triple vvall corrugated)

Ba lớp sóng xen giữa 4 lớp phẳng.

Các lớp sóng có thể có kiểu (tần số) khác nhau.

Đây là dạng dùng cho thùng cần có đô chiu lưc cao.

5

Sóng 3 lổp đặc biệt

(Duo arch board)

Hai lớp sóng được dán bằng keo giữa 2 lớp phẳng. Lớp sóng có độ dày gấp đôi so với loại 3 lớp thông thường để tăng độ chịu lực của sóng.

 

Các kiểu sóng cơ bản:

Kiểu sóng

Ký hiệu

Số sóng trung bình/m (Tần số)

Chiều cao sóng, mm

Hệ số rút của giấy (Medium take-up factor)

Sóng lớn A 110 4.0 - 4.8 1.54
Sóng trung bình C 129 3.2 - 3.9 1.45
Sóng nhỏ B 154 2.2 - 3.0 1.33
Sóng cực nhỏ E 295 1.0 - 1.8 1.26

 

Đặc điểm khi in trên carton gợn sóng:

Độ cứng của khuôn in tuỳ thuộc vào dạng carton gợn sóng sử dụng. Thông thường, loại bản có độ cứng 30 + 5 (Shore A) được sử dụng để in mọi loại bài mẫu ngoại trừ những loại có chi tiết in rất nhỏ.

Máy in thường được sử dụng loại In-line: khả năng kết hợp với các công đoạn thành phẩm như cắt, bế, gấp, dán keo,...

Mực in thường được sử dụng mực in trên cơ sở nước.

 

Các loại màng đơn thông dụng:

Tên viết tắt của sô màng in thông dụng:
PE    =    Polyethylen
LDPE    =    Low Density Polyethylen
MDPE    =    Medium Density Polyethylen
HDPE    =    High Density Polyethylen
PET    =    Polyethylen Terephthalate (Polyester)
pp    =    Polypropylen
OPP    =    Oriented Polypropylen
PS    =    Polystyrene
OPS    =    Oriented Polystyrene
EPS    =    Expanded Polystyrene hoặc Foamed Polystyrene
SAN    =    Styrene Acrylo Nitrile copolymer
ABS    =    Acrylonitrile - Butadiene Styrene copolymer

PA    =    Polyamide (nylon)
PVC    =    Polyvinyl Chloride
PVDC    =    Polyvinylidene Chloride ( Saran)
PVA    =    Polyvinyl Acetate (PVAC)
PVAL    =    Polyvinyl Alcohol
CMC    =    Carboxymethyỉ Cellulose
CA    =    Cellulose Acetate
EVA    =    Ethylene Vinyl Acetate
TPX    =    Polymethyl Pcntene
CAB    =    Cellulose Asetate - Butyrate
EC    =    Ethyl Cellulose

 

Tính chất và các yêu cầu chung đốĩ với màng:

1.    Lực bền kéo căng:

Là lực để bẻ gãy vật liệu trên một đơn vị diện tích.

Màng pp định hướng hoặc polyeste có giá trị lực bền kéo cao (>400kp/cm:), Cellophane có thể đạt tới 600 kp/cm2 nhưng LDPE thì chỉ từ 100-200.

2.    Lực bền xé rách:

Rất quan trọng và có ảnh hưởng đến mục tiêu sử dụng cuối cùng của một số mẫu vật liệu làm bao bì. Giá trị này là 1 hướng dẫn cho biết khả năng chịu các ứng dụng của màng mỏng khi vận hành một vài thiết bị. Đối với 1 vài loại bao bì, tính chịu xé thấp trở nên có lợi (ví dụ như túi khoai tây chiên). PE có lực bền xé cao trong khi màng Cellophane và màng polyeste có giá trị này thấp.

3.    Trở lực va đập:

Là tính chất có lợi đặc biệt khi đóng gói sản phẩm nặng trong màng plastic hoặc trong những vật chứa lớn mà chúng phải chịu va đập trong suốt quá trình vận chuyển. Phương pháp kiểm tra tính chất này để rơi một khôi lượng lên vật liệu và đo lực tương đối cần để lọt vào hoặc bẻ gày vật liệu.

4.    Độ cứng:

Trong một vài thiết hị đóng gói dùng màng nhựa, tính chất này có thể là quan trọng. Nhưng nó cũng quan trọng đối với chai và các vật chứa khác mà ở đó bao bì rắn đòi hỏi giá trị bề dày thành tối thiểu và lực bền tồí đa. Giá trị độ cứng cũng có thể đo được bằng cách đo và tính độ sai lệch vật liệu khi bị kéo căng.

5.    Độ chịu nhiệt:

Bao gồm một số tính chất sau:

  • Điểm mềm Vicat: Nhiệt độ khi một cây kim lọt vào 1 mm mẫu thử.
  • Chỉ số chảy: là tốc độ chảy của nhựa nhiệt dẻo ở nhiệt độ cho sẵn dưới áp suất đặc biệt và qua khe có kích thước đặc biệt trong khoảng thời gian cho sẩn. Chỉ số chảy biểu diễn lượng nhựa chảy qua màng tính bằng gam trong 10 phút.
  • Lức bền hàn nhiệt: biểu diễn lực cần để tách 2 bề mặt đã hàn bằng nhiệt ra khỏi nhautheo hướng vuông góc. PE có lưu hàn nhiệt rất cao và Cellophane thì cho giá trị thấp hơn nhiều. Đôi khi môi liên kết hàn nhiệt mạnh thì không cần thiết chẳng hạn như túi đựng kẹo vào khoai tây chiên.
  • Một yếu tố khác được xét đến là màng nhiệt có trở nên giòn khi chịu nhiệt độ thấp hay không. Điều này rất quan trọng đôi với bao bì của thực phẩm đông lạnh, về mặt này PE tốt hơn Cellophane. Vật liệu cũng nên có tính ổn định nào đó để có khả năng chịu được nhiệt độ khá cao. Điều này rất cần thiết đôi với loại túi đun sôi. Độ ổn định này có thể được mô tả như là khả năng chịu được sự thay đổi môi trường mà không mất đi những tính chất chủ yếu.

6.    Tính chịu được độ ẩm:

Là yếu tố rất quan trọng khi cần xác định tính thích hợp của màng nhựa khi đóng gói nhiều loại sản phẩm. Một vài sản phẩm cần được bảo vệ không khí ẩm từ phía ngoài, I vài sản phẩm khác thì đòi hỏi phía bên trong không được phép bốic hơi xuyên qua bao bì. Có một vài phương pháp để xác định giá trị này, phương pháp đơn giản nhất là kéo căng một mẫu màng trên một vật có chứa nước, rồi đặt trong phòng kho có chứa chất hút ẩm để chất này hấp thu hơi nước truyền xuyên qua lớp màng. Lượng nứơc có trong vật chứa được trước và sau thới gian kiểm nghiệm và giá trị tốc độ truyền hơi nước (WVTR: Water Vapor Transmission Rate) hoặc tốc độ truyền hơi ẩm (MVTR: Moisture Vapor Transmission Rate) được diễn tả bằng lượng nước tính bằng gam khuếch tán qua 1 m2 (hoặc 100 in2) màng trong 24 giờ (g/m2/24h hoặc g/100 in2/24h)

7.    Tính ngăn cản khí:

Không giống với tính thấm hơi nước. Trong trường hợp này,tốc độ truyền các loại khí đặc biệt như N2, CO2 và nhất là O2 được xác định. Cà phê sông thường sinh ra khí CO2, mà khí này được phép thoát khỏi vật chứa, mặt khác khí này có thể gây bục vỡ do áp suất nội. Mặt khác O2 làm cà phê cũ đi và trong trường hợp này khí cần giữ ở bên ngoài. Vì vậy cần chọn vật liệu có tính thấm O2 thấp nhưng thấm CO2 cao. Một ví dụ khác cần tốc độ truyền 0, cao là trường hợp đóng gói Ihịt tươi vì thịt cần 0, để giữ được màu đỏ tươi hấp dẫn khách hàng.

Phương pháp xác định tính thẩm thấu khí là phải xác định được bao nhiêu lượng khí khuếch tán xuyên qua vật liệu trong khoảng thời gian cho sẩn, về nguyên tấc phương pháp này giông với phương pháp dùng đê xác định WVTR đă nói ở trcn. Đơn vị của giá trị này là cm3/m2/24h hoặc cc/100 in2/24h.

8.     Khả năng hàn nhiệt (Sealability):

Khả năng hàn nhiệt của các nhựa dẻo nhiệt phụ thuộc vào một số điều kiện sau:

-    Nhiệt độ làm mềm; nhiệt độ và áp suất tại môi hàn; thời gian hàn nhiệt.

-    Câu trúc của màng hoặc bản thân polymer.

-    Tỉ lệ tại tinh thề trên tỉ lệ tạo câu trúc vô định hình của polymer.

-    Lượng chất phụ gia.

 

Loại màng Polymer Khả năng chịu nấu sôi Khả năng ngăn cản hơi nước Khả năng ngăn cản khí Độ trong suốt Tính dỗ in Khả năng chịu kéo
LDPE

Homo-

polymer

+ ++ - ++ + -
LLDPE Co-polymer ++ ++ - ++ + -
HDPE Co-polymer + ++ - - + +
PP

Homo/

Copolymer

++ ++ - +++ ++ +
BOPP

Homo/Co-

polymer

±/++ +++ - +++ +++ -
PET

Homo-

polymer

± - + ++ + ++
BOPET

Homo-

polymer

± - + +++ +++ -
PA

Homo/Co-

polymer

- - ++ + + +++
BOPA

Homo-

polymcr

- - ++ +++ +++ -

+++ : Rất tốt;    ++ : Tốt;    + :Trung bình;    - :Không tốt

Tính chất của một số loại màng đơn trong bao bì:

Chia sẻ

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Quy trình sản xuất khuôn bế tròn từ a đến z

Khuôn bế tròn mang đến độ chính xác cao và hiệu suất vượt trội trong quá trình sản xuất bao bì. Được thiết kế đặc biệt để tạo ra các đường cắt sắc nét, đảm bảo chất lượng và thẩm mỹ.

Quy trình thiết kế và sản xuất khuôn bế bao bì chi tiết nhất

Khuôn bế bao bì chất lượng cao giúp tạo ra những sản phẩm bao bì đẹp mắt, đồng đều và chuyên nghiệp. Đảm bảo chính xác từng chi tiết, tăng hiệu suất sản xuất và thẩm mỹ cho sản phẩm của bạn.

Bảo quản và sử dụng khuôn bế túi giấy đúng cách để kéo dài tuổi thọ

Khuôn bế túi giấy là công cụ quan trọng để tạo ra những chiếc túi giấy đẹp, đồng đều và chất lượng. Sự chính xác của khuôn giúp đảm bảo sản phẩm hoàn thiện đúng kích thước và mẫu mã yêu cầu.

Vai trò quan trọng của khuôn bế hộp giấy trong ngành sản xuất bao bì

Khuôn bế hộp giấy chuẩn xác giúp tạo ra các sản phẩm đóng gói đẹp mắt và chất lượng. Được thiết kế tỉ mỉ, khuôn bế của chúng tôi đảm bảo sự chính xác và đồng đều trong từng chi tiết.

Sử dụng máy chụp bản polymer chi tiết cho người mới bắt đầu

Máy chụp bản polymer là thiết bị quan trọng trong ngành in ấn, giúp chuyển hình ảnh từ bản thiết kế lên bề mặt polymer một cách chính xác. Đảm bảo chất lượng in ấn cao và tiết kiệm thời gian.

Tìm hiểu về quy trình chế bản polymer chi tiết từ A đến Z

Chế bản polymer là công nghệ in ấn tiên tiến, giúp tạo ra bản in sắc nét, bền bỉ và chất lượng cao. Đáp ứng mọi yêu cầu khắt khe của ngành in ấn hiện đại với độ chính xác và hiệu quả vượt trội.