Khám phá quy trình chế bản in offset - công nghệ quan trọng trong ngành in ấn, tạo ra các sản phẩm in chất lượng cao và đa dạng. Đồng thời, giúp tối ưu hóa quy trình sản xuất và giảm chi phí.
Chế bản in offset là một trong những công cụ hỗ trợ đắc lực trong in ấn. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết chế bản in này được chế tạo như thế nào, gồm những phương pháp gì? Quy trình chế bản in ra sao? Tham khảo bài viết dưới đây của Phúc Lộc An để được giải đáp ngay bây giờ nhé!
Trong quy trình in ấn, chế bản in offset có thể coi là bước đầu tiên cũng là bước quan trọng nhất. Dù bạn sử dụng kỹ thuật in nào như in lụa hay in offset, việc chuẩn bị trước mẫu in là không thể thiếu.
Trước đây, việc chế bản thường phức tạp với các công nghệ in thủ công như CTP, CTF,... Tuy nhiên, với sự phát triển của công nghệ, các thiết bị hiện đại trong ngành in đã giúp quá trình in ấn trở nên hiệu quả và chất lượng hơn.
Nay, với sự tiện lợi của các công nghệ in hiện đại, các xưởng in có thể sử dụng máy tính để tạo bản in điện tử và thậm chí điều khiển máy in trực tiếp mà không cần phải tạo ra bản in truyền thống.
Trong ngành in ấn hiện nay, có một số kỹ thuật chế bản phổ biến được sử dụng. Dưới đây là các phương pháp chế bản tiêu biểu. Cụ thể như sau:
CTP là một phương pháp chế bản tiên tiến. Trong đó dữ liệu in được trực tiếp chuyển đổi từ máy tính sang hình ảnh trên bản in mà không cần sử dụng phim trung gian.
Máy chế bản CTP được liên kết với máy tính và trực tiếp ghi hình ảnh lên bản in. Sau đó, bản in này được sử dụng để tiếp tục quá trình in trên máy in.
Kỹ thuật CTF bao gồm việc chuyển đổi file điện tử thành ảnh trên film (phim in).
Trong quá trình này, dữ liệu điện tử được in ra trên film bằng máy in laser hoặc máy in kim. Sau đó, film được sử dụng để tạo ra bản in cuối cùng.
Tuy nhiên, kỹ thuật CTF hiện đã ít được sử dụng hơn do sự phổ biến của kỹ thuật CTP.
Đây là một phương pháp chế bản in offset mới nhất trong ngành in ấn. Kỹ thuật này cho phép truyền trực tiếp từ dữ liệu điện tử sang máy in offset mà không cần tạo ra plate trung gian. Máy in offset có thể in trực tiếp lên vật liệu in.
Kỹ thuật Computer to Press giảm bớt thời gian và công sức so với cả CTP và CTF, đồng thời cung cấp khả năng in ấn chính xác và linh hoạt hơn.
Quá trình in 4 lần (bốn kẽm) khiến việc kiểm soát màu sắc ngay từ đầu trở nên khó khăn.
Thời tiết nóng lạnh có thể ảnh hưởng đến màu sắc in ấn.
Sai sót trong quá trình outfilm, phơi bản kẽm, hoặc lực in cũng có thể ảnh hưởng đến màu sắc.
Quy trình chế bản in offset bao gồm nhiều bước và được thực hiện bởi nhiều người, mỗi người phụ trách một khâu. Dưới đây là 5 bước cơ bản nhất:
Nắm rõ bố cục, kích thước, màu sắc của sản phẩm in.
Hiểu rõ cấu trúc trang, cách thức dán trang, nội dung in cần thể hiện.
Đảm bảo đáp ứng nhu cầu khách hàng.
Sử dụng phần mềm thiết kế chuyên dụng để tạo bản in trên máy tính theo ý tưởng và mong muốn của khách hàng.
Thể hiện rõ ràng nội dung mà khách hàng muốn truyền tải.
Lên mô hình sản phẩm in để khách hàng hình dung và xét duyệt.
Người thiết kế và khách hàng cùng kiểm tra chế bản in trước khi in ra can/phim chuẩn.
Chỉnh sửa theo yêu cầu của khách hàng.
Sản phẩm mẫu này quyết định chất lượng sản phẩm in sau.
Sau đó cần thực hiện tiến hành kiểm tra sự chuẩn xác của những bước trên để những công đoạn tiếp theo được tiến hành đảm bảo nhất.
Giai đoạn cuối cùng là thực hiện in ra sản phẩm cuối cùng. Trong mỗi bước của quá trình, việc thực hiện cần phải được tiến hành một cách hoàn hảo để đảm bảo chất lượng tối đa cho sản phẩm in cuối cùng.
Tóm lại, chế bản in offset đóng vai trò quan trọng trong ngành in ấn.
Nếu bạn đang tìm kiếm một địa chỉ đáng tin cậy và chuyên nghiệp để thực hiện các dịch vụ in ấn. Hãy đến với Phúc Lộc An - một công ty hàng đầu trong lĩnh vực in ấn và thiết kế. Chúng tôi có đội ngũ nhân viên giàu kinh nghiệm và nhiệt tình sẵn lòng phục vụ bạn.
ll Những ưu điểm của chế bản in Digital trong in ấn